Ngưng thở khi ngủ là gì?
Ngưng thở khi ngủ (Obstructive sleep apnea – OSA) là một tình trạng bệnh lý mà khi đó bệnh nhân bị ngừng hô hấp tạm thời do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi chúng ta ngủ, vùng cổ và họng được thư giãn làm giảm thông khí vào phổi. Bệnh nhân mắc OSA thường bị giảm oxy máu và thức giấc giữa đêm. Mặc dù là một bệnh lí phổ biến, hội chứng ngưng thở khi ngủ vẫn ít được chẩn đoán và điều trị.
Ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
OSA làm giảm chất lượng cuộc sống do bệnh nhân phải thức dậy nhiều lần trong đêm, đồng thời gây ra mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày cũng như hay đau đầu vào sáng sớm. Bệnh nhân cũng bị rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ khi phẫu thuật thậm chí là đột quỵ.
Ai là đối tượng có nguy cơ và được chẩn đoán như thế nào?
Những đối tượng sau có nguy cơ cao: nam, > 50 tuổi, béo phì hoặc mang thai; hút thuốc lá; chu vi cổ lớn hoặc mắc một số bệnh liên quan (hen phế quản, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy tim, tăng huyết áp hoặc đột quỵ). Những người có triệu chứng mệt mỏi vào bàn ngày, ngáy/nghẹt khi ngủ hay được người thân quan sát thấy những cơn ngưng thở,… nên được tham vấn bởi bác sĩ lâm sàng. Bác sĩ sẽ theo dõi giấc ngủ của bệnh nhân, bao gồm cả theo dõi oxy, vận động và theo dõi nhịp thở. Nghiên cứu chuyên sâu về giấc ngủ thường được áp dụng ở một số trung tâm chuyên khoa, nhưng nếu bệnh nhân có các triệu chứng điển hình, bác sĩ cũng có thể thực hiện một số bài test ngay tại nhà.
Ngưng thở khi ngủ được điều trị như thế nào?
Có nhiều lựa chọn trong điều trị OSA. Lựa chọn phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ cá nhân hóa theo từng bệnh nhân.
Dụng cụ hỗ trợ
Dụng cụ thông khí áp lực dương liên tục (CPAP) mang khi đi ngủ sẽ tạo áp lực để giữ đường thở thoáng đãng, và là phương pháp điều trị hiệu quả ở hầu hết bệnh nhân. Các nghiên cứu cho thấy CPAP giảm thời gian buồn ngủ vào bàn ngày, cải thiện huyết áp, tâm trạng và chất lượng cuộc sống.
Dụng cụ đặt vào vùng miệng
Giúp hỗ trợ mở rộng đường thở, thường được phối hợp với CPAP ở những bệnh nhân mắc OSA từ nhẹ đến trung bình.
Thay đổi lối sống
Cai rượu, giảm cân, cai thuốc lá giúp cải thiện triệu chứng, thậm chí OSA mức độ nhẹ đến trung bình có thể đảo ngược nếu giảm ≥ 15% cân nặng. Một số bệnh nhân cũng có cải thiện khi ngủ ở tư thế nằm sấp.
Tránh dùng một số loại thuốc
Một số loại thuốc nhóm opioids, thuốc an thần, thuốc giãn cơ không nên dùng vì các tác dụng phụ của chúng có thể làm nặng hơn tình trạng khó thở khi ngủ.
Tài liệu tham khảo
[1] Warrier RJH, Patil SP. I am Worried That I Have Sleep Apnea-What Should I Know? JAMA Intern Med. 2022 Mar 1;182(3):360. doi: 10.1001/jamainternmed.2021.7748. PMID: 35040935.
Ngưng thở khi ngủ (Obstructive sleep apnea – OSA) là một tình trạng bệnh lý mà khi đó bệnh nhân bị ngừng hô hấp tạm thời do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi chúng ta ngủ, vùng cổ và họng được thư giãn làm giảm thông khí vào phổi. Bệnh nhân mắc OSA thường bị giảm oxy máu và thức giấc giữa đêm. Mặc dù là một bệnh lí phổ biến, hội chứng ngưng thở khi ngủ vẫn ít được chẩn đoán và điều trị.
Ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
OSA làm giảm chất lượng cuộc sống do bệnh nhân phải thức dậy nhiều lần trong đêm, đồng thời gây ra mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày cũng như hay đau đầu vào sáng sớm. Bệnh nhân cũng bị rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ khi phẫu thuật thậm chí là đột quỵ.
Ai là đối tượng có nguy cơ và được chẩn đoán như thế nào?
Những đối tượng sau có nguy cơ cao: nam, > 50 tuổi, béo phì hoặc mang thai; hút thuốc lá; chu vi cổ lớn hoặc mắc một số bệnh liên quan (hen phế quản, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy tim, tăng huyết áp hoặc đột quỵ). Những người có triệu chứng mệt mỏi vào bàn ngày, ngáy/nghẹt khi ngủ hay được người thân quan sát thấy những cơn ngưng thở,… nên được tham vấn bởi bác sĩ lâm sàng. Bác sĩ sẽ theo dõi giấc ngủ của bệnh nhân, bao gồm cả theo dõi oxy, vận động và theo dõi nhịp thở. Nghiên cứu chuyên sâu về giấc ngủ thường được áp dụng ở một số trung tâm chuyên khoa, nhưng nếu bệnh nhân có các triệu chứng điển hình, bác sĩ cũng có thể thực hiện một số bài test ngay tại nhà.
Ngưng thở khi ngủ được điều trị như thế nào?
Có nhiều lựa chọn trong điều trị OSA. Lựa chọn phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ cá nhân hóa theo từng bệnh nhân.
Dụng cụ hỗ trợ
Dụng cụ thông khí áp lực dương liên tục (CPAP) mang khi đi ngủ sẽ tạo áp lực để giữ đường thở thoáng đãng, và là phương pháp điều trị hiệu quả ở hầu hết bệnh nhân. Các nghiên cứu cho thấy CPAP giảm thời gian buồn ngủ vào bàn ngày, cải thiện huyết áp, tâm trạng và chất lượng cuộc sống.
Dụng cụ đặt vào vùng miệng
Giúp hỗ trợ mở rộng đường thở, thường được phối hợp với CPAP ở những bệnh nhân mắc OSA từ nhẹ đến trung bình.
Thay đổi lối sống
Cai rượu, giảm cân, cai thuốc lá giúp cải thiện triệu chứng, thậm chí OSA mức độ nhẹ đến trung bình có thể đảo ngược nếu giảm ≥ 15% cân nặng. Một số bệnh nhân cũng có cải thiện khi ngủ ở tư thế nằm sấp.
Tránh dùng một số loại thuốc
Một số loại thuốc nhóm opioids, thuốc an thần, thuốc giãn cơ không nên dùng vì các tác dụng phụ của chúng có thể làm nặng hơn tình trạng khó thở khi ngủ.
Tài liệu tham khảo
[1] Warrier RJH, Patil SP. I am Worried That I Have Sleep Apnea-What Should I Know? JAMA Intern Med. 2022 Mar 1;182(3):360. doi: 10.1001/jamainternmed.2021.7748. PMID: 35040935.
BS. Tống Nguyễn Bình
bstongnguyenbinh@gmail.com
0824888182
Khoa Cấp Cứu - Bệnh viện Đại học Tây Nguyên
bstongnguyenbinh@gmail.com
0824888182
Khoa Cấp Cứu - Bệnh viện Đại học Tây Nguyên