BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
LIỆT MẶT NGOẠI BIÊN NGUYÊN PHÁT
Liệt mặt ngoại biên là một loại liệt do tổn thương thần kinh dẫn đến không kiểm soát được các biểu hiện trên mặt và cho người bệnh cảm giác tự ti, bất tiện trong sinh hoạt.
II. Biểu hiện lâm sàng
+ Nuy chứng: Liệt mặt, cơ nhục cân mạch vùng mặt mềm nhũn
+ Chấn thương hay phẫu thuật vùng đầu mặt gây ra tình trạng khí trệ huyết ứ
1. Y học hiện đại
Chẩn đoán liệt Bell khi người bệnh có triệu chứng lâm sàng điển hình, không có yếu tố nguy cơ hoặc các triệu chứng trước đó của nguyên nhân khác gây liệt mặt, không có tổn thương da do Herpes zoster ở ống tai ngoài và không ghi nhận bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác của hệ thần kinh khi thăm khám
2. Y học cổ truyền
2.1. Phong hàn phạm kinh lạc
Liệt mặt ngoại biên kèm cứng cơ mặt, chảy nước mắt, sợ gió, sợ lạnh, không ra mồ hôi, có tiếp xúc với gió lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù
2.2. Phong nhiệt phạm kinh lạc
Liệt mặt ngoại biên khởi phát sau tình trạng viêm nhiễm, người sốt, sợ gió, sợ nóng, họng đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng vàng hay vàng dày, mạch phù hoạt hoặc phù sác
2.3. Khí trệ huyết ứ kinh lạc
Liệt mặt ngoại biên kèm đau nửa mặt cùng bên, lưỡi đỏ sẫm, có điểm ứ huyết
IV. Điều trị
+ Tránh tiếp xúc quạt máy hoặc nằm phòng có điều hòa nhiệt độ, tránh tắm khuya, tránh rửa mặt và tắm bằng nước lạnh
+ Đeo kính bảo vệ mắt thường xuyên
+ Tránh nơi có nhiều bụi bẩn
- Liệt mặt ngoại biên được phân thành 4 giai đoạn dựa vào thời gian bệnh:
+ Giai đoạn cấp: Trong vòng 1 tuần sau khởi phát
+ Giai đoạn bán cấp: 1-3 tuần sau khởi phát
+ Giai đoạn hồi phục: 3 tuần đến 6 tháng
+ Giai đoạn di chứng: Sau 6 tháng
+ Chức năng thần kinh mặt không hồi phục sau 3 tuần
+ Tuổi > 60
+ Đau nhiều
+ Hội chứng Ramsay- Hunt
+ Liệt mặt ngoại biên thứ phát
+ Điện thế hoạt động cơ toàn phần (CMAP) ghi nhận trên Điện cơ đồ của bên liệt giảm trên 50% so với bên lành
VI. Phòng bệnh
KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
LIỆT MẶT NGOẠI BIÊN NGUYÊN PHÁT
Liệt mặt ngoại biên là một loại liệt do tổn thương thần kinh dẫn đến không kiểm soát được các biểu hiện trên mặt và cho người bệnh cảm giác tự ti, bất tiện trong sinh hoạt.
- Liệt mặt ngoại biên nguyên phát là gì?
- Liệt mặt ngoại biên nguyên phát (liệt Bell) là liệt ngoại biên toàn bộ nửa bên mặt, nguyên nhân chưa rõ, khởi phát đột ngột và đa phần có tiên lượng tốt
- Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1/60 người trong suốt cuộc đời và không có sự khác biệt giữa nam và nữ
- Các yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm đái tháo đường và phụ nữ có thai
- Theo YHCT, liệt Bell được miêu tả trong các y văn với tên chứng bệnh là “ Khẩu nhãn oa tà”
II. Biểu hiện lâm sàng
- Y học hiện đại
- Bệnh khởi phát đột ngột, triệu chứng liệt hoàn toàn thường trong vòng 48 giờ
- Có thể đau sau tai trước đó 1-2 ngày
- Bệnh nhân liệt toàn bộ cơ mặt một bên, mất nếp nhăn trán và nếp mũi má, mắt nhắm không kín, Charles- Bell (+), mặt bị lệch về bên lành, tiếng nói và ăn uống bị ảnh hưởng, giảm hoặc mất cảm giác vị giác 2/3 trước của nửa lưỡi cùng bên tổn thương
- Tình trạng liệt toàn bộ cơ mặt một bên, mắt nhắm không kín, mặt bị lệch về bên lành đã được YHCT mô tả trong phạm vi các chứng bệnh sau:
+ Nuy chứng: Liệt mặt, cơ nhục cân mạch vùng mặt mềm nhũn
- Nguyên nhân gây bệnh có thể do:
+ Chấn thương hay phẫu thuật vùng đầu mặt gây ra tình trạng khí trệ huyết ứ
- Những nguyên nhân này làm cho sự vận hành của khí huyết bị cản trở, các kinh lạc vùng đầu mặt không được nuôi dưỡng mà gây ra liệt mặt, mắt nhắm không kín, miệng mắt méo lệch, có thể kèm theo tê và đau
1. Y học hiện đại
Chẩn đoán liệt Bell khi người bệnh có triệu chứng lâm sàng điển hình, không có yếu tố nguy cơ hoặc các triệu chứng trước đó của nguyên nhân khác gây liệt mặt, không có tổn thương da do Herpes zoster ở ống tai ngoài và không ghi nhận bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác của hệ thần kinh khi thăm khám
2. Y học cổ truyền
2.1. Phong hàn phạm kinh lạc
Liệt mặt ngoại biên kèm cứng cơ mặt, chảy nước mắt, sợ gió, sợ lạnh, không ra mồ hôi, có tiếp xúc với gió lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù
2.2. Phong nhiệt phạm kinh lạc
Liệt mặt ngoại biên khởi phát sau tình trạng viêm nhiễm, người sốt, sợ gió, sợ nóng, họng đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng vàng hay vàng dày, mạch phù hoạt hoặc phù sác
2.3. Khí trệ huyết ứ kinh lạc
Liệt mặt ngoại biên kèm đau nửa mặt cùng bên, lưỡi đỏ sẫm, có điểm ứ huyết
IV. Điều trị
- Y học hiện đại
- Không dùng thuốc
- Bảo vệ mắt tránh viêm giác mạc do mắt nhắm không kín:
+ Tránh tiếp xúc quạt máy hoặc nằm phòng có điều hòa nhiệt độ, tránh tắm khuya, tránh rửa mặt và tắm bằng nước lạnh
+ Đeo kính bảo vệ mắt thường xuyên
+ Tránh nơi có nhiều bụi bẩn
- Tập luyện cơ mặt chủ động trợ giúp và tiến tới tập chủ động có kháng lực. Người bệnh cố gắng thực hiện các động tác sau đây: Nhăn trán và nhíu mày, hỉnh 2 cánh mũi, nhắm mắt, mỉm cười, huýt sáo và thổi, ngậm chặt miệng, cười thấy răng và nhếch môi trên, phát âm những âm dùng môi như b, p, u, i,….
- Dùng thuốc
- Corticosteroid: Bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi xuất hiện các triệu chứng (<72 giờ)
- Kháng virus; Dùng kết hợp với corticosteroid trong trường hợp liệt nặng hoặc hội chứng Ramsay- Hunt
- Y học cổ truyền: Thuốc thang, hào châm, cứu, nhĩ châm, thủy châm, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt,…
- Liệt mặt ngoại biên được phân thành 4 giai đoạn dựa vào thời gian bệnh:
+ Giai đoạn cấp: Trong vòng 1 tuần sau khởi phát
+ Giai đoạn bán cấp: 1-3 tuần sau khởi phát
+ Giai đoạn hồi phục: 3 tuần đến 6 tháng
+ Giai đoạn di chứng: Sau 6 tháng
- Khả năng hồi phục tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh. Khoảng 80% người bệnh hồi phục trong vòng vài tuần hay vài tháng. Những người bệnh liệt mặt không hoàn toàn sẽ có tiên lượng tốt, hồi phục không di chứng
- Những yếu tố góp phần tiên lượng xấu bao gồm:
+ Chức năng thần kinh mặt không hồi phục sau 3 tuần
+ Tuổi > 60
+ Đau nhiều
+ Hội chứng Ramsay- Hunt
+ Liệt mặt ngoại biên thứ phát
+ Điện thế hoạt động cơ toàn phần (CMAP) ghi nhận trên Điện cơ đồ của bên liệt giảm trên 50% so với bên lành
VI. Phòng bệnh
- Vào mùa lạnh, khi đi tàu xe cũng như khi ngủ cần đóng cửa để tránh gió lùa.
- Vào mùa nóng, không nên để quạt, máy điều hòa thổi thẳng vào mặt lúc lúc.
- Đối với những người làm việc và học tập ban đêm, không nên ngồi gần cửa để tránh gió lùa.
- Ngoài ra, cần điều trị sớm và triệt để các nhiễm khuẩn tai, mũi, họng,…
Bs CKI: Nguyễn Thu Hằng
Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng
Bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên
Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng
Bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên